top of page
  • Writer's pictureĐầu Tư Chứng Khoán Quang Dũng

10 PHẨM CHẤT CỔ PHIẾU TUYỆT VỜI PHẦN 2

Nếu anh chị đọc giả chưa kịp đọc qua phần mở đầu của chuỗi Series này có thể quay lại Phần 1 tại đây.

Mục đích cuối cùng trong kinh doanh đó vẫn là "Cash".

Mục tiêu cuối cùng của một nhà quản lý đó cũng là "Cash" của một Doanh nghiệp.

Mục tiêu cốt lõi của một cổ đông đó là "Growth Cash" của một Doanh nghiệp (Cổ phiếu).

Khi tất cả mọi thành phần tham gia đều chung một mục tiêu thì mô hình kinh doanh nào tạo ra dòng tiền bền vững hơn sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.

4. Sản phẩm kinh doanh là thói quen tiêu dùng.

Nếu anh chị không phải người thích uống "Cafe mỗi sáng". Có lẻ anh chị là phần ít ỏi còn sót lại của một nét văn hoá này.

Còn nếu đã thử một lần chắc hẳn đó là thói quen, là nhu cầu hàng ngày của người Việt Nam.

Hàng ngày chúng ta chấp nhận chi trả một số tiền "đều đặn và thường xuyên" để thoả mãn thói quen, nhu cầu và thưởng thức nét văn hoá đó.

Tức là quay lại bài toán về sản phẩm. Hàng ngày chúng ta cần chi tiền ra để phục vụ những nhu cầu nào:

  • Ăn uống.

  • Đi lại.

  • Mua sắm.

  • Sức khoẻ.

  • Các dịch vụ thiết yếu cho gia đình.....

Có rất nhiều, và chính xác đó là "van tạo tiền" của doanh nghiệp nơi họ cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó cho chúng ta.

Thường xuyên và đều đặn, đó là sức mạnh của ngành, của doanh nghiệp. Đó là mỏ vàng cho nhà đầu tư. Anh chị có thể đón đọc Doanh nghiệp chậm mà chắc tại đây.

5. Chi phí tạo ra sản phẩm thấp.

Thấp ở đây không phải là giá thành thấp mà là chi phí thấp so với Doanh thu.

Cần một chút, DŨNG nhắc lại là một chút xíu về kỹ năng phân tích số liệu tài chính Doanh nghiệp. Không quá phức tạp như anh chị vẫn hay nghĩ.

Giá vốn tạo ra sản phẩm trên Doanh thu thuần. Là chỉ số giúp nhà đầu tư biết được Biên lợi nhuận Gộp của Doanh nghiệp là bao nhiêu.

  • Con số lý tưởng là 30%.

  • Con số tuyệt vời là trên 50%.

Tức là sản phẩm bán 10 đồng thì 5 đồng là chi phí tạo ra sản phẩm. 5 đồng thặng dư.

Tỷ lệ này duy trì trong một thời gian dài tức là Doanh nghiệp đó có đủ năng lực quản trị các yếu tố đầu vào (cấu thành nên sản phẩm). Minh chứng rõ nhất cho năng lực quản trị mua nguyên vật liệu.

6. Giá bán sản phẩm hợp lý.

Vậy như thế nào là hợp lý. Tuỳ vào phân khúc mà Doanh nghiệp và sản phẩm đó hướng tới người tiêu dùng.

  • Sản phẩm, dịch vụ đại trà.

  • Sản phẩm, dịch vụ cao cấp.

Từ "hợp lý" ở đây tức là với mức giá đó thuộc phân khúc đó, người tiêu dùng hoàn toàn "Happy" và tự nhiên có nhu cầu "quay trở lại" sử dụng sản phẩm và dịch vụ đó lần sau.

Muốn có một mức giá hợp lý và hài lòng các thượng đế khó tính.

  • Sản phẩm càng ngày càng cải thiện.

  • Dịch vụ càng ngày càng hoàn hảo.

Có lẻ, nền kinh tế thị trường "cạnh tranh lành mạnh" sẽ làm cho sản phẩm và dịch vụ càng ngày càng hoàn hảo, vì khách hàng vẫn luôn luôn là thượng đế.

Doanh nghiệp nào làm được điều đó đỉnh vinh quang sẽ thuộc về Doanh nghiệp đó.

Đón đọc phần cuối cùng vào kỳ tiếp theo nhé!

Chúc anh chị đọc giả ngày cuối tuần làm việc nhiều suôn sẻ, may mắn và thành công!

QUANG DŨNG!

490 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page