top of page
  • Writer's pictureĐầu Tư Chứng Khoán Quang Dũng

GIÁ TRỊ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

Trước khi đọc hết những nội dung bên dưới. Anh chị quý đọc giả có thể xem thêm bài viết Mua cổ phiếu như mua doanh nghiệp tại đây.

Để có cái nhìn đúng hơn về ý nghĩa của giá trị của một Doanh nghiệp.

Ngay cả như Phil Town, Philip Fisher đều nói nhiều về việc hãy xác định giá trị của một Doanh nghiệp để xây dựng danh mục và vùng mua một cách an toàn.

Nhưng DŨNG tin chắc rằng " Giá trị Doanh nghiệp" sẽ nhiều nhà đầu tư cảm thấy mù mờ và trừu tượng về ý nghĩa này, đơn giản vì quá khó để xác định giá trị thực của một Doanh nghiệp tương ứng với vùng giá nào và ngài thị trường sẽ chấp nhận trả cho Doanh nghiệp ở một mức giá nào.


Hơn ai hết những chia sẽ kiến thức của DŨNG cũng đến từ những triết lý đầu tư của các vĩ nhân đi trước. Nhưng DŨNG sẽ vẻ lại bức tranh đó của các bậc vĩ nhân một cách dễ hiểu và dễ áp dụng tại thị trường Chứng khoán Việt Nam.

Nào vậy chúng ta bắt đầu đi tìm giá trị của một Doanh nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn của một công dân Việt Nam hết đổi bình thường và bình dị.

1. Giá trị sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm.

Sản phẩm ở đây được hiểu là Doanh nghiệp cung ứng cái gì ra cho Xã hội.

  • Sản phẩm.

  • Dịch vụ.

Và đây là nguồn thu chính của Doanh nghiệp, hay còn gọi là Doanh thu.

Vậy giá trị sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp là gì:

Là mức độ hài lòng của Khách hàng với sản phẩm và dịch vụ đó.

Vì ngoài yếu tố gia tăng số lượng khách hàng trong tương lai, làm hài lòng khách hàng hiện tại là phương thức tốt để tạo nền móng cho dòng tiền ổn định và bền vững của một Doanh nghiệp ( phương thức tạo tiền của Doanh nghiệp).

Nhà đầu tư cần làm gì để đánh giá sản phẩm và dịch vụ..??

Hãy là cổ đông nhưng cũng hãy là khách hàng của Doanh nghiệp để cảm nhận rõ về sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp đó.

Giá trị thương hiệu.

Vì sản phẩm đó, dịch vụ đó là thương hiệu của Doanh nghiệp đó. Hiểu rõ hơn về giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp tại đây.

Giá trị thương hiệu của một Doanh nghiệp cũng chính là giá trị của một Doanh nghiệp. Vậy là chúng ta đã giải quyết được một phần " Giá trị của một Doanh nghiệp" dưới một góc nhìn đơn giản và thực tế.

2. Giá trị tại thời điểm hiện tại của Doanh nghiệp.

Bộ 3 nguyên tử cốt lõi của một Doanh nghiệp.

  • Tài sản.

  • Vốn.

  • Hoạt động kinh doanh ( Doanh thu, lợi nhuận).

Nhưng với phương pháp này, Anh chị đọc giả sẽ biết được giá trị ở thời điểm hiện tại chứ không biết được tương lai của Doanh nghiệp. Vì dựa vào báo cáo tài chính là dựa vào các số liệu của quá khứ và hiện tại nhưng không vẽ ra được tương lai của một Doanh nghiệp.

Sử dụng tài sản để quy ra giá trị của Doanh nghiệp đó là ý nghĩa của phương pháp này.

Song có một hạn chế là phương pháp này sẽ chỉ ra cho chúng ta giá trị an toàn của cổ phiếu tại một vùng giá nhất định.

Nhưng khi nào giá cổ phiếu sẽ giảm về vùng giá đó. Đó là câu hỏi khó trả lời. Vì doanh nghiệp không đứng im, vận động và phát triển thì giá cổ phiếu cũng sẽ vận động và phát triển.

Tóm lại, phương pháp xác định giá trị hiện tại của Doanh nghiệp sẽ ứng dụng hiểu quả trong một môi trường Vĩ mô kém hấp dẫn và nhiều biến động. Song sẽ trở nên ù lì, chậm chập với nền kinh tế luôn vận động trong một môi trường cởi mở, thông thoáng và phát triển.

3. Giá trị tương lai của một Doanh nghiệp.

Trái với sự ù lì, chậm chạp và đôi khi bảo thủ của phương pháp xác định giá trị bằng tài sản của Doanh nghiệp.

Xác định giá trị tương lai của một Doanh nghiệp có vẻ hợp thời với sự vận động phát triển của nền kinh tế hơn.

Song tương lai là cái gì đó vô định, đoán định chỉ mang tính ước đoán có xác suất chứ không thể chính xác 100%. Do đó, với tương lai " Kỳ vọng" là từ DŨNG nghĩ sẽ phù hợp.

Giá cổ phiếu tăng dựa vào:

  • Giá trị sản phẩm.

  • Nền móng tài sản.

  • Cuối cùng là sự kỳ vọng của sự phát triển Doanh nghiệp trong tương lai.

Muốn có được kỳ vọng phải có sản phẩm tốt, muốn có sự phát triển phải có nền móng tốt.

Do đó, bộ 3 này sẽ không thể tách rời nhau.


Vậy tính thế nào để ra được giá trị tương lai của Doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng " kỳ vọng" trong tương lai là công cụ chủ yếu của các chuyên gia định giá cổ phiếu trong tương lai áp dụng.

Và PEG ( Mức giá cổ phiếu được Nhà đầu tư chi trả cho tương lai) được ra đời.

  • PE (Thị giá cổ phiếu trên giá trị mỗi cổ phiếu (EPS)).

  • G: Growth ( Tốc độ tăng trường kỳ vọng trong tương lai).

Với một Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định về tài sản, vốn và dòng tiền hoạt động kinh doanh trong 3-5 năm liền ở mức 15-20%.

Mức PEG hợp lý nhà đầu tư có thể trả cho Doanh nghiệp đó trong tương lai là 15-20.

Ví Dụ : Một doanh nghiệp có EPS 9 tháng 2019 là 3.500đồng trên một cổ phiếu và ước đoán EPS năm 2019 của Doanh nghiệp đạt 5.000 đồng trên một cổ phiếu với các điều kiện môi trường kinh doanh và doanh nghiệp ổn định.

Giá trị hợp lý của cổ phiếu trong tương lai nhà đầu tư có thể chấp nhận trả cho Doanh nghiệp đó ở mức 75.000 đến 100.000 đồng trong tương lai.

Tức dưới 75.000 đồng là không mắc nhưng nằm trong khoảng 75.000-100.000 là hợp lý báo hiệu cho Nhà đầu tư thấy được Vùng giá hợp lý của cổ phiếu mà một Nhà đầu tư có thể chi trả cho Doanh nghiệp trong tương lai.

Và cuối cùng, kết hợp cả 3 yếu tố để xác định Giá trị của một Doanh nghiệp là điều mang đến sự rõ ràng cho một nhà đầu tư.

  • Xác định giá trị sản phẩm của Doanh nghiệp.

  • Xác định giá trị nội tại của một Doanh nghiệp ( Tài sản).

  • Xác định giá trị tương lai của một Doanh nghiệp ( Kỳ vọng tương lai).

HÃY ĐẦU TƯ NHỮNG DOANH NGHIỆP TUYỆT VỜI NHƯ THẾ.


Để cuối cùng, xác định được một vùng BIÊN AN TOÀN của Doanh nghiệp là điều các vĩ nhân đi trước để lại, và chúng ta sẽ tận dụng nó dưới cái nhìn đơn giản và dể hiểu nhất.

Trên đây là những quan điểm chia sẽ của DŨNG về thế nào là Giá trị của một Doanh nghiệp.

Để mở TK tại Chứng Khoán FPT:http://bit.ly/2lUC7hS

Để tham gia các khoá học đầu tư của DŨNG: http://bit.ly/2kmQOKs

Để nhận Quản Lý Tài Sản:http://bit.ly/2lRSzQ3

Liên hệ với QUANG DŨNG qua: 0933.687.436

876 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page