Đầu Tư Chứng Khoán Quang Dũng
KHI NÀO NÊN BÁN CỔ PHIẾU
Đây là một chủ đề NGẨU NHIÊN và hoàn toàn không có ý sắp đặt để các anh chị độc giả tất bật đặt bán cổ phiếu của mình.
Chỉ là một sự tình cờ trong 1 cuốn sách DŨNG đang đọc dang dở.

Trên thực tế, đầu tư Chứng khoán là nghệ thuật nên để đi tìm công thức bán cổ phiếu quả thực là không có.
Chỉ là khi nào câu hỏi đó luôn trong đầu chúng ta:
Lợi nhuận đủ tốt để suy nghĩ việc hiện thực hoá.
Mức lỗ đủ cao để suy nghĩ việc bảo toàn vốn.
Và tất nhiên đây là 2 thái cực cảm xúc đối lập nhau.
1. Lợi nhuận đủ tốt để suy nghĩ việc hiện thực hoá.
Đầu tư ai chã muốn lợi nhuận, lợi nhuận ít hay nhiều là do tính cách của mỗi người và danh mục của mỗi người.
Hãy bán cổ phiếu khi đã đủ kỳ vọng từ cổ phiếu đó.
Không phải là định giá đã phù hợp hay giá này không còn rẽ. Mà đơn giản là mình thấy đủ là đủ.
Dù sao thì, chốt lời luôn luôn đúng cơ mà.
Hãy bán cổ phiếu khi đã hết kỳ vọng.
Quay lại nguyên nhân, lý do nào để mình mua cổ phiếu thì sẽ bán vì chính lý do đó.
Nếu 5 năm trước lý do mình mua Vinamilk là sự phát triển 2 con số. 5 năm sau vẫn là 1 Vinamilk sừng sững, to lớn và vĩ đại nhưng đã không còn Growth 2 chữ số nữa.
Vậy lý do nào mình mua thì mình sẽ bán vì lý do đó:
Không phải do bạn đồng nghiệp bảo bán.
Không phải do các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị.
Mà đơn giản, mình thấy hết kỳ vọng thì mình bán.
Hãy bán cổ phiếu khi một Công ty ổn định tăng giá được 20-30%.
ỔN ĐỊNH, câu từ cũng đã lột tả được Doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp không có gì đột biến.
Ngoài tính an toàn, sức khoẻ tài chính tốt Doanh nghiệp không có vẻ gì là quá hấp dẫn.
Chậm chạp và chắc chắn sẽ không mang đến lợi nhuận lớn trong ngắn hạn.
Hãy bán cổ phiếu khi Doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến và giá cổ phiếu đã phản ánh.

Cái sai lầm lớn nhất của Nhà đầu tư là không kiểm soát được cuộc đầu tư.
Vào một cuộc đầu tư, nếu đã chọn Doanh nghiệp đột biến - tài sản ngầm. Thì khi cục đột biến đó hình thành trên cơ cấu dòng tiền của Doanh nghiệp.
Đừng chần chừ: Hãy chạy ngay đi - trước khi.....
Vì giá lúc nào cũng phản ánh trước thông tin và khi thông tin đã "show" hết cho mọi người thấy thì "Game over" là những gì trong hành đồng của giới kinh doanh.
2. Mức lỗ đủ cao để suy nghĩ việc bảo toàn vốn
Chẳng ai muốn "Bảo toàn vốn" nhất là tuổi trẻ.
Thể hiện sự thất bại trong đầu tư.
Quá tự tin trong cuộc đầu tư dẫn đến mức lỗ đủ lớn.
Như DŨNG nhắc đến, đầu tư là nghệ thuật. Có những cổ phiếu mình giữ được nhưng có những cổ phiếu mình không thể "GỒNG LỖ" được.
Quả thực để tìm ra tính Logic trong việc:
Giữ hay không giữ.
Gồng lỗ hay cắt lỗ.
Chỉ có đi sâu vào phương pháp đầu tư và doanh nghiệp mới giải thích được điều này.
Nhưng chung quy là, "Còn rừng thì sợ gì không có củi đốt".
Hãy bảo toàn vốn khi mình SAI.
Sai thì nhiều thứ sai lắm:
Sai trong chọn Doanh nghiệp.
Sai khi mua cổ phiếu giá đã tăng.
Sai khi mua cổ phiếu không biết rằng đó là Doanh nghiệp đột biến.
Sai khi mua cổ phiếu quá mắc....
Sai thì sữa sai, không nên cố chấp. Qua nhiều năm làm việc "tính cố chấp" luôn là con dao 2 lưỡi.
Hãy bảo toàn vốn khi Lãnh đạo doanh nghiệp có vấn đề.
Cái này lỗi không xuất phát từ bản thân, lỗi xuất phát từ người chủ Doanh nghiệp.
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết:
Bán chui cổ phiếu.
Đăng ký mua - bán cổ phiếu quá nhiều.
Người thân thay đổi chức danh công ty.
Góp vốn vào các đơn vị không có sự thông qua của cổ đông.
Không minh bạch trong cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp.
Lỗi không phải từ mình, nhưng tài sản là của mình. Bảo toàn tài sản trước các dạng này trên thị trường Chứng khoán.
Chúc anh chị tìm được tính Logic trong đầu tư.
QUANG DŨNG!