top of page
  • Writer's pictureĐầu Tư Chứng Khoán Quang Dũng

CHÚ Ý CỔ PHIẾU | CÓ TÀI SẢN NGẦM

Updated: Sep 15, 2020


Đầu tiên đây là một trường phái đầu tư " kén chọn" nhà đầu tư. Do đó, cũng hết sức cân nhắc nếu anh chị có ý định tìm kiếm và đầu tư các Doanh nghiệp dạng này.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp có tài sản ngầm rất nhiều ( bất động sản) đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Nhưng khoan hãy bàn về việc đó, chúng ta cùng nhau phân tích kỹ hơn về phương pháp đầu tư này.

BỐI CẢNH

Có 3 thời điểm để phương pháp đầu tư này tỏ ra hiệu quả.

  • Một là tài sản ngầm đó hiện thực hoá thành tiền.

  • Hai là các cổ đông lớn tranh giành tài sản đó, thông qua hình thức gia tăng tỷ lệ sở hữu để nắm quyền kiểm soát.

  • Ba là thị trường chứng khoán không có nhiều cơ hội với những cổ phiếu " hấp dẫn" khác.

Nhưng dù trong bối cảnh nào đi chăng nữa, cũng đòi hỏi nhà đầu tư nhiều hơn là một niềm tin.

TÀI SẢN NGẦM ĐÓ LÀ GÌ ??

Tài sản ngầm tồn tại dưới 2 dạng

  • Một là hàng tồn kho của Doanh nghiệp.

  • Hai là tài sản dài hạn ( đặc biệt là các tài sản bị ẩn trong khoản mục tài sản cố định).

HÃY ƯU TIÊN TRƯỚC DOANH NGHIỆP CÓ HÀNG TỒN KHO LỚN.

Hàng tồn kho, tức là các thành phẩm, hàng hoá chuẩn bị đưa ra thị trường.

Do đó, những hàng hoá này sẽ dễ chuyển đổi sang tiền mặt hơn.

Lưu ý cho các anh chị như sau:

Hàng tồn kho chỉ là tài sản ngầm khi mô hình kinh doanh không phải là các Doanh nghiệp sản xuất.

Tại sao như vậy ??

Mô hình sản xuất thì hàng tồn kho là thứ chuyển đổi liên tục do đó tính đột biến từ hàng tồn kho là không có.

Hàng tồn kho là tài sản ngầm với các doanh nghiệp thương mại, ém hàng tồn kho chờ thời.

Lợi nhuận sẽ đột biến với các doanh nghiệp dạng này khi các khoản này được bán ra bên ngoài.

KHÔNG QUÊN ĐỂ Ý CÁC DOANH NGHIỆP CÓ BẤT ĐỘNG SẢN LỚN.

Tại sao Dũng là không ưu tiên đầu tiên các Doanh nghiệp dạng này trước.

Tài sản ngầm từ Bất Động Sản của các doanh nghiệp đa số đến từ:

  • Nhà xưởng.

  • Toà nhà văn phòng.

  • Đất nông nghiệp, hay đất trồng cây phục vụ sản xuất ( lấy mũ, lấy dầu, lất hạt...)

Và rất hiếm khi các Doanh nghiệp sẽ bán các tài sản này nếu như không có một sự biến động lớn của Doanh nghiệp.

  • Biến cố thanh lý.

  • Biến động cổ đông sở hữu.

  • Chính sách của nhà nước thay đổi ( chuyển đổi đất trồng cây sang đất đô thị hay đất công nghiệp).

Với các doanh nghiệp dạng này, chúng ta nên có " nội gián" bên trong để nắm bắt được thời cơ.

Rõ ràng mối quan hệ là tài sản lớn nhất của một con người.

HÃY TẬN DỤNG HỌ - NHỮNG NGƯỜI BẠN TUYỆT VỜI.

HÃY CHÚ Ý NHỮNG CỔ PHIẾU NÀY.

Chúng ta đang sống trong một bối cảnh không mấy là đẹp đẻ. Dịch đang thực sự thấm vào nền kinh tế.

  • Quán sá đìu hiu hơn.

  • Đóng tiệm sang nhượng mặt bằng nhiều hơn.

  • Áp lực lãi vay cao hơn và thất nghiệp sẽ lớn hơn.

Do đó, đừng đặt một niềm tin quá lớn vào một điều đẹp đẻ trong tương lai.

  • Mọi thứ chỉ là bắt đầu.

  • Không nói trước được điều gì ở hiện tại.

Lúc này, cần nên xây dựng một kế hoạch tài chính cho bản thân. Và đầu tư cũng cần sự tỷ mỷ đó, thay vì quá đi theo một thị trường đầy hổn độn.

Chúc mọi sự an lành đến với anh chị quý đọc giả.

Quang Dũng!


7,953 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page